Tư vấn xây dựng phòng khám đa khoa tư nhân
Tư vấn xây dựng phòng khám đa khoa tư nhân
Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất nhiều và thường xuyên dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện công. Do đó rất nhiều phòng khám đa khoa tư nhân mở ra để giảm bớt tình trạng quá tải này. Vì là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên cần tìm hiểu kỹ các điều kiện cần thiết để mở một phòng khám, chuẩn bị vốn, có kế hoạch cụ thể để phát triển phòng khám hoạt động hiệu quả:
– Tìm hiểu kỹ các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Cơ sở y tế.
– Có giấy chứng nhận thành lập phòng khám đa khoa do sở kế hoạch và đầu tư cấp.
– Có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh do sở y tế thành phố cấp.
– Người quản lý chịu trách nhiệm ở phòng khám là bác sĩ có thời gian hành nghề ít nhất 54 tháng.
– Ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động phòng khám.
1. Các văn bản pháp luật
– Thông tư 41/2015/TT-BYT, Bộ Y Tế ban hành ngày 16/11/2015. Sửa đổi, bổ sung từ Thông tư 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh. Xem tại đây
– Nghị định 109/2016/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 01/7/2016. Quy định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với Cơ sở y tế. Xem tại đây
– Quyết định 3955/QĐ-BYT, Bộ Y Tế ban hành ngày 22/09/2015. Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá khám chữa bệnh. Xem tại đây
– Thông tư 39/2019/TT-BYT, Bộ Y Tế ban hành ngày 05/07/2019 sửa đổi bổ sung từ thông tư 39/2018/TT-BYT. Thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm giữa các bệnh viện cùng hạng và áp dụng giá thanh toán viện phí trong một số trường hợp. Xem tại đây
– Quyết định 437, Bộ Y Tế ngày 20/02/2002. Về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực. Xem tại đây
2. Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám
Đội ngũ Y bác sĩ là những người sẽ trực tiếp khám chữa bệnh và giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe của họ nên đòi hỏi phải có những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nhất định.
Một trong những khó khăn của Phòng khám tư nhân mới mở đó là đa số các bác sĩ còn trẻ ít kinh nghiệm hoặc mới ra trường. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại của bệnh nhân cảm thấy không được tin tưởng để lựa chọn khám chữa bệnh tại đây.
Bác sĩ là trung tâm để phát triển thương hiệu phòng khám nên cần tập trung xây dựng đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao, có tay nghề sẽ giúp tạo lòng tin với bệnh nhân.
3. Cơ sở vật chất
Lựa chọn mặt bằng hợp lý góp phần quyết định đến thành công của Phòng khám. Phương án tốt nhất là nên tự xây dựng phòng khám trên đất nhà mình. Nếu phải đi thuê thì nhất định phải thuê dài hạn, làm chủ được thời gian cũng như chi phí thuê, thể hiện rõ trong Hợp Đồng thuê.
– Phòng khám nên đặt xa các bệnh viện lớn, gần khu đông dân cư, mặt tiền dễ nhìn thấy, không bị chắn tầm nhìn, giao thông thuận lợi.Không nên đặt gần các cơ sở y tế tương đương hoặc lớn hơn đang hoạt động tốt.
– Phòng khám nên trang trí tối giản, tông màu ấm tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bệnh nhân. Trước quầy lễ tân, phòng khám bệnh, phòng xét nghiệm nên để thêm ghế để bệnh nhân có thể ngồi đợi.
– Ngoài ra, nếu có diện tích nên xây dựng thêm hầm giữ xe hoặc phải chổ giữ xe rộng rãi cho bệnh nhân đến khám.
– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật, bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình.
– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
– Tùy vào vốn đầu tư mà quyết định diện tích phòng khám nhưng phải đảm bảo đầy đủ phòng khám bệnh cho từng chuyên khoa, phòng xét nghiệm, quầy lễ tân, nhà vệ sinh, phòng chụp X-quang…
4. Trang thiết bị y tế
Việc đầu tư máy móc, thiết bị y tế chiếm chi phí khá lớn vì đa phần nhập từ nước ngoài về. Tùy theo chuyên khoa mà phòng khám lựa chọn những thiết bị, máy móc, dụng cụ hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên cần tìm nhà cung cấp có thương hiệu, uy tín vì là vấn đề liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên máy móc, dụng cụ, thiết bị,… phải đảm bảo chất lượng để hỗ trợ tốt công tác khám chữa bệnh.
Các loại máy thường cần trong phòng khám bệnh đa khoa như: máy siêu âm, máy chụp X –quang, máy nội soi tiêu hóa, máy nội soi tai mũi họng, máy đo nhịp tim, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa, nước tiểu, ghế nha khoa…
Một phòng khám đa khoa cần có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ để hỗ trợ cho các chuyên khoa khác nhau. Đây cũng là một trong những quy định và điều kiện của Nhà nước về việc được phép mở phòng khám đa khoa tư nhân hay không.
5. Phần mềm quản lý phòng khám
Phần mềm quản lý phòng khám giúp giảm bớt các thao tác tay, đơn giản hóa quy trình khám chữa bệnh, điện tử hóa hồ sơ bệnh án, kiểm soát kho hiệu quả, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ, nâng cao chất lượng dịch vụ phòng khám.
Tuy nhiên giữa rất nhiều phần mềm trên thị trường, thật khó để đưa ra lựa chọn chính xác vì Phần mềm quyết định hoạt động điều hành phòng khám có hiệu quả, trơn tru hay không, nếu lựa chọn phần mềm không phù hợp thì việc đổi sang phần mềm khác cũng gây rất nhiều khó khăn cho chủ phòng khám.
Một số tiêu chí để lựa chọn phần mềm quản lý phòng khám đa khoa:
+ Tính năng căn bản nhất mà một phần mềm quản lý phòng khám cần phải có:
– Tiếp nhận bệnh & hàng chờ thông minh
– Thu ngân
– Kết nối cận lâm sàng
– Toa thuốc điện tử
– Quản lý kho thuốc
– Báo cáo thống kê
– Phần mềm phải tuân thủ các yêu cầu của bộ y tế: đáp ứng việc liên thông cổng dược quốc gia và đồng bộ báo cáo BHYT theo chuẩn bộ y tế
+ Bảo hành, bảo trì:
– Các công ty cung cấp phần mềm thường hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại, trực tuyến, tận nơi. Nhà đầu tư cần xem xét tốc độ phản ứng nhanh của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, thời gian phản hồi tiêu chuẩn từ 15 phút và không quá 24h.
– Nếu phòng khám có sẵn đội ngũ IT thì khoảng thời gian hỗ trợ kỹ thuật từ 12h-24h là chấp nhận được, ngược lại cần đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật từ công ty cung cấp phần mềm phản ứng nhanh hơn để đảm bảo hệ thống được khôi phục sớm nhất có thể, không gián đoạn hoạt động của Phòng Khám.
+ Khả năng nâng cấp phần mềm:
Chiến lược phát triển của Phòng khám chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai cũng như công nghệ luôn luôn thay đổi không ngừng nghỉ. Vì vậy khả năng mở rộng của phần mềm trong tương lai của nhà cung cấp cực kỳ quan trọng, hãy trao đổi kỹ về vấn đề này trước khi ký hợp đồng triển khai phần mềm.
+ Yêu cầu được dùng thử
Sau khi nghe giới thiệu, xem demo và đã bỏ thời gian tìm hiểu kỹ về các tính năng của phần mềm, nếu cảm thấy khá hài lòng thì Phòng Khám hãy yêu cầu bên cung cấp phần mềm cung cấp tài khoản dùng thử trong một khoảng thời gian từ 3-7 ngày. Một nhà cung cấp giải pháp tốt không những cho phép bạn sử dụng thử sản phẩm mà còn sẵn sàng mời bạn tới tham quan tìm hiểu giải pháp từ các khách hàng hiện có của họ.
Y tế thông minh còn yêu cầu giải pháp đồng bộ từ App đến phần mềm, các công cụ giám sát, báo cáo thống kê qua App Manager giúp chủ phòng khám tối ưu chi phí quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tốt nhất.
6. Hạ tầng Công nghệ thông tin
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phòng khám rất cần thiết, bắt buộc người dùng nhập mọi thao tác vào máy tính. Hệ thống sẽ lưu giữ toàn bộ quá trình tiếp nhận, điều trị, chi phí, cận lâm sàng … của bệnh nhân để phòng khám dễ dàng quản lý tránh thất thoát đến mức tối đa nhất có thể.
Phần cứng tối thiểu cần trang bị khi triển khai phần mềm:
Máy chủ (Server / backup)
– 1 Máy chủ để quản trị dữ liệu với cấu hình Server chuyên dụng, RAM 16GB, HDD 2×500 GB.
– 1 Máy chủ dự phòng với cấu hình Server chuyên dụng, RAM 8GB, SSD 2×250 GB.
Máy trạm (Workstation)
– Máy trạm là máy sử dụng cho khâu tiếp nhận bệnh nhân, thu ngân viện phí, phòng khám, Cận lâm sàng và kho dược, vật tư thuốc…
– Cấu hình đề xuất: CPU >=2GHz, HDD >=160GB, RAM >= 4GB, LCD >=17”
Bộ lưu điện (UPs)
– Dùng để lưu điện đề phòng sự cố mất điện. Việc này rất quan trọng để không làm gián đoạn quá trình nhập liệu khi đang thực hiện khám chữa bệnh.
– Cấu hình đề xuất: SANTAK 500- 1000VA. Số lượng cần trang bị: 2 bộ
Mạng LAN (LAN network)
– Phần mềm được triển khai trên nền tảng Web nhưng tiện dụng vì có thể hoạt động Offine và Online. Cần có kết nối Mạng LAN đến các PC trong trường hợp hoạt động Offline. Để hoạt động Online hiệu quả cần có đường truyền internet ổn định để việc lưu thông tin bệnh nhân, quản lý thu ngân hoặc kết nối máy CLS … được tốt nhất.
– SUNS đề xuất các Phòng khám nên đăng ký 2 đường truyền Internet từ 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau như FPT, VNPT, Viettel…
Máy in (Printer)
– Máy in để thực hiện in biên lai, toa thuốc, báo cáo và kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.
– Một số thương hiệu uy tín: HP Laser, EPSON LQ
7. Nguồn vốn cần đầu tư phòng khám bao nhiêu là hợp lý?
Với một phòng khám đa khoa nhỏ, chi phí đầu tư tối thiểu khoảng 1 tỷ đồng.
Với phòng khám đa khoa tư nhân lớn hơn thì chi phí rơi vào khoảng 2,5 tỷ – 4,5 tỷ.
Với phòng khám đa khoa tư nhân rất lớn thì chi phí phải trên 10 tỷ.
Đây là một chi phí đầu tư không nhỏ, nên các nhà đầu tư cần tính toán và cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện.
——————————————————————
SUNS đồng hành cùng Phòng khám với phương châm không ngừng cải thiện và nâng cao công nghệ nhằm đáp ứng công cuộc số hóa, xây dựng y tế thông minh, kết nối cộng đồng.
– SUNS HIS đáp ứng chuẩn hiện tại của BHYT về CNTT.
– Đáp ứng khám chữa bệnh BHYT và kết nối Cổng thông tin BHYT
– Đáp ứng được kết nối và liên thông cổng dược quốc gia
– Giúp phòng khám tối ưu về quản lý và hiệu suất thông qua tích hợp các số liệu chuyên môn, những báo cáo quản lý thông qua App Manager.
– Đa dạng sản phẩm và hoàn thiện phần mềm bệnh viện, sẵn sàng đồng hành phòng khám nâng cấp thành bệnh viện
>> Link đăng ký trải nghiệm phần mềm: http://bit.ly/2uwCkwc
—————————————————————–
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ : 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Website : https://suns.com.vn/
Email liên hệ : sales@suns.com.vn
Hotline: 086 6440 869