Áp dụng SWOT trong quản lý y tế

Quản trị y tế thông qua mô hình SWOT dường như là một khái niệm xa lạ với đa số dân trong ngành y tế. Nếu xuất thân của bạn thuộc khối ngành kinh tế, mô hình này sẽ không quá mới mẻ. Thế còn xuất thân từ ngành y tế, việc áp dụng mô hình này thế nào? Có khó thực hiện hay không luôn là nỗi trăn trở với nhiều nhà điều hành.

SWOT áp dụng thế nào trong quản trị y tế?

Có nhiều ý kiến cho rằng, SWOT bắt nguồn từ một dự án nghiên cứu của Đại học Stanford trong những năm 60-70 của thế kỉ trước. Mô hình này là viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh) – Weaknesses (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức).

1. Mô hình SWOT đem lại ích lợi gì cho quản trị y tế?

Phân tích SWOT giúp các cơ sở y tế hiểu được doanh nghiệp của mình và thị trường. Thông qua việc phân tích các giá trị bên trong của doanh nghiệp (ưu và nhược điểm) cùng giá trị bên ngoài thị trường (cơ hội và thách thức). Nhờ đó, nhà điều hành y tế sẽ có hướng giải quyết cho bài toán nâng cao chất lượng dịch vụ. Nói nôm na theo cách của ông bà ta chính là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Quản lý y tế

 

Dưới đây là hai bước tối đa hóa các giá trị SWOT và tạo ra các chiến lược hiệu quả cho cơ sở y tế. 

2. Các bước áp dụng SWOT trong quản trị y tế

2.1 Vẽ phác thảo ma trận SWOT

Đầu tiên, bạn hãy tạo một tấm lưới có bốn phần bằng nhau trên một tờ giấy. Mục đích để có cái nhìn tổng quan, giúp hình dung mối liên hệ của các giá trị.

Hãy liệt kê và xác định chính xác vị trí của từng ý trên ma trận bốn hình bằng nhau trên. Trong đó, hãy phân ra các giá trị ở điểm mạnh – điểm yếu thuộc về giá trị bên trong của doanh nghiệp. Còn cơ hội và thách thức chính là giá trị bên ngoài thị trường. Tại mỗi giá trị, bạn hãy liệt kê ít nhất 3 ý nhé. Hãy tham khảo hình bên dưới để có cái nhìn chi tiết hơn.

Mô hình SWOT trong quản trị bệnh viện

2.2 Kết hợp các giá trị để tìm hướng quản trị y tế hiệu quả

Tốt lắm, vậy là bây giờ bạn đã có cái nhìn tổng quan về thị trường cũng như các giá trị bên trong của doanh nghiệp. Tiếp theo, hãy kết hợp các giá trị trong – ngoài, thành tổ hợp để tìm ra cách điều hành hiệu quả nhất nhé.

 

a. Kết hợp điểm mạnh và cơ hội

Đây chính là hai điểm tốt nhất bạn cần phát huy tối đa cho cơ sở y tế của mình. Trong ví dụ bên trên, điểm mạnh đầu tiên của bệnh viện là sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành uy tín, còn cơ hội là công nghệ ngày càng phát triển. Như vậy, hãy đặt ra hướng điều hành mới cho doanh nghiệp của bạn bằng cách tổ chức các khoa học cập nhật công nghệ mới cho các chuyên gia. Nhờ đó, các chuyên gia sẽ nắm bắt cơ hội chuyển đổi số.

b. Kết hợp điểm mạnh và thách thức

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sở hữu hàng loạt công nghệ y tế tiên tiến nhưng lại gặp trở ngại dịch COVID ngày càng lan rộng khiến lượng bệnh nhân sụt giảm đáng kể. Vậy tại sao bạn không sử dụng các công nghệ cao cấp trên để xây dựng “hàng rào y tế” bảo vệ bệnh nhân khỏi dịch bệnh?

 

c. Kết hợp điểm yếu và cơ hội

Bạn hãy tận dụng các cơ hội hiện có trên thị trường để triệt tiêu những điểm yếu của doanh nghiệp. Trong ví dụ trên, khi điều hành là một yếu điểm của doanh nghiệp và trên thị trường ngày càng có nhiều công nghệ phát triển. Đừng ngần ngại, hãy đầu tư một phần mềm quản trị y tế phù hợp với cơ sở y tế của bạn để cải thiện.

d. Kết hợp điểm yếu và thách thức

Ngược lại, việc kết hợp hai giá trị này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn phòng tránh những rủi ro đáng tiếc. Từ đó, nâng cao uy tín và chất lượng khám chữa bệnh.

2.3 Lưu ý khi dùng SWOT để quản trị y tế

Dưới đây là 7 lưu ý khi bạn áp dụng mô hình này cho cơ sở y tế của mình.

– Chi tiết ngay trên từng ý gạch đầu dòng

– Đánh giá khách quan và công tâm, kể cả đó chính là điểm yếu của doanh nghiệp

– Đưa ra các giải pháp thực tế, không vượt quá khả năng

– Tự đặt ra các mốc thời gian hoàn thành những phương án đã đề ra. Tránh để các phương án trở nên lạc hậu

– Hãy so sánh các giá trị với chính đối thủ của bạn

– Các ý cần ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm

– Thường xuyên cập nhật các bước trong phương án đề ra và so sánh với mốc thời gian đã định

 

3. Lời kết

Mô hình SWOT trên thực tế không quá khó để thực hiện. Đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng thành công mô hình này. Đừng để việc kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn trở nên tuột hậu so với các đối thủ khác. Thường xuyên tự cập nhật kiến thức điều hành và nâng cao khả năng hiểu biết về các phần mềm trên thị trường sẽ giúp bạn làm tốt vị trí quản lý y tế.

Phần mềm SUNS CLINIC – hỗ trợ quản trị y tế giúp cơ sở khám chữa bệnh có thể điều hành từ xa và đồng bộ thông tin tức thời, nhanh chóng. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ kỹ thuật 24/24, giúp các nhân viên y tế nhanh chóng làm quen với chuyển đổi số. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn về phần mềm SUNS CLINIC.

———————————————

☎️ 086.6440.869
📩 sales@suns.com.vn
🎯 suns.com.vn
🇾 https://bit.ly/2VOuIis
📍56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin