Có những ứng viên sở hữu hồ sơ đẹp và cư xử tốt trong suốt quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, sau khi được nhận vào, họ không hề thể hiện được năng lực cũng như đóng góp giá trị thực cho công ty. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ đã ngụy trang quá khéo léo khiến nhà tuyển dụng “bị lừa”.

Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhầm ứng viên không đủ tiêu chuẩn trong quá trình tuyển dụng.

Quá trình tuyển nhân sự đối với mỗi công ty, doanh nghiệp luôn được chú trọng, đề cao để tìm ra những nhân viên chất lượng, trình độ cao. Vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ càng để nhận biết và loại bỏ ứng viên không đủ tiêu chuẩn. Nếu người nộp CV có một trong những vấn đề này, nhà tuyển dụng hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra lời đề nghị.

  1. Họ (chỉ) nói về bản thân

Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng và ứng viên thường trao đổi qua lại để hiểu thêm về đối phương. Tuy nhiên, vấn đề thực sự sẽ xuất hiện nếu ứng viên chỉ nói về chính bản thân họ. Chẳng hạn, khi người phỏng vấn hỏi về nguyện vọng nghề nghiệp, ứng viên nên nói tên của một nhân vật thành công mà họ ngưỡng mộ. Hoặc nếu nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm, ứng viên nên đề cập đến một người nào đó tích cực, hỗ trợ họ tiến xa được đến hiện tại, chẳng hạn như đồng nghiệp hoặc sếp cũ.

Tất nhiên đây chỉ là những ví dụ, nhưng nếu trong cuộc phỏng vấn mà ứng viên không đề cập đến bất kỳ ai khác, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ có phần kiêu ngạo, không dễ hòa hợp với đồng nghiệp hay phù hợp với văn hóa công sở. Nhà tuyển dụng nên chọn ứng viên giao tiếp cởi mở, đề cập đến những người xung quanh họ, người có thể thừa nhận năng lực và thật tâm đối xử tốt với người khác.

  1. Ứng viên quá tự tin, khẳng định bản thân luôn thành công trong mọi vị trí

Không giống như ứng viên trong trường hợp kể trên, kiểu ứng viên này sẽ đề cập đến đồng nghiệp hoặc những người liên quan, nhưng với mục đích làm nổi bật chính bản thân họ. Bất cứ khi nào nói đến một thành tựu cụ thể nào, họ sẽ nhận hết công lao về mình. Kiểu ứng viên này có thể sẽ trở thành người ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp hoặc tương tự.

  1. Ứng viên từ chối thảo luận về những thiếu sót

Ai cũng biết người cầu toàn là những người luôn cố gắng hoàn thành công việc theo cách tốt nhất có thể, nhưng trong tuyển dụng, ứng viên quá cầu toàn lại không phải là lựa chọn hoàn hảo. Hầu hết họ sẽ ngại thừa nhận rằng bản thân có thiếu sót, hoặc phạm lỗi trong những trường hợp cụ thể.

Trên thực tế, một người không biết viết lách vẫn có thể nói rằng cô ấy đã làm việc với kỹ năng ngôn ngữ của mình hoặc bản thân là một người cầu toàn. Nhìn chung, ứng viên dám thừa nhận điểm yếu, sẵn sàng thảo luận và tìm cách tiến bộ tốt hơn ứng viên đưa ra phản ứng hời hợt với những lời bào chữa.

Người biết nhận ra thiếu sót và nỗ lực sửa đổi luôn được đánh giá cao

Với vai trò là người ứng tuyển, bạn cần thành thực trong mọi tình huống bởi khó có thể qua mắt được nhà tuyển dụng. Trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào thì cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng về cách thức tuyển dụng, câu hỏi phỏng vấn phổ biến ngành nghề hay kinh nghiệm tìm việc làm ra sao để tránh mất thời gian và công sức. Để có những thông tin hữu ích về tư vấn nghề nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo thêm Tại đây.

  1. Ứng viên cư xử không chuyên nghiệp trong suốt quá trình tuyển dụng

Một người luôn đúng giờ cũng có thể có lúc đến muộn do kẹt xe, hoặc một ứng viên khác có thể đính kèm nhầm mẫu văn bản vì mạng Internet bị lỗi, v.v. Ai cũng có những sai lầm, nhưng nếu các ứng viên đó liên tục cư xử không chuyên nghiệp trong quá trình tuyển dụng thì nhà tuyển dụng buộc phải cân nhắc lại (bất chấp việc họ có năng lực hay trình độ cao như thế nào).

Luôn tồn tại khả năng những thói quen xấu đó sẽ xuất hiện trở lại trong các tình huống cấp bách hoặc căng thẳng khác, tức là người đến phỏng vấn trễ cũng có thể tiếp tục đi làm trễ nhiều lần.

  1. Ứng viên quá hoàn hảo

Cuối cùng, khi đăng tin tuyển dụng tìm ứng viên cho việc làm mới và phỏng vấn, NTD phải cảnh giác với ứng viên quá hoàn hảo từ CV cho đến kỹ năng phỏng vấn bởi vì họ có thể là những người che đậy bản thân quá tốt. Hoặc nếu họ thực sự có năng lực, kinh nghiệm làm thêm đa dạng và tính cách tuyệt vời thì cũng có thể sẽ nhanh chóng rời đi sau khi tìm thấy cơ hội công việc tốt hơn.

 

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin