Cơ hội phát triển cho ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang thay đổi qua từng ngày. Các yếu tố như già hóa dân số, thu nhập bình quân đầu người tăng… đã tạo nên các nhóm khách hàng mới cho ngành chăm sóc sức khỏe. Khách hàng hiện nay đang cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng tư với chất lượng tốt hơn.

Cơ hội phát triển cho ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Bài phân tích về thị trường chăm sóc sức khỏe số dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành này.

I. Sơ lược về ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

1. Tổng quan thị trường

Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020). Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến 6.6 tỷ đô trong năm 2020.

Tuy nhiên, ngành y tế đang phải đối mặt với một vấn đề lớn. Đó là sự quá tải ở các bệnh viện công, nhất là bệnh viện cấp trung ương. Các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Bạch Mai, Việt Đức phải hoạt động quá tải đến 120% – 160%. Trong một số trường hợp, như bệnh viện Ung bướu TP.HCM phải hoạt động vượt quá 200% công suất. Còn tại bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân thường phải chờ đợi từ 30 – 76 phút.

Sự quá tải ở các bệnh viện công cùng với xu hướng chữa bệnh ở nước ngoài dẫn đến mỗi năm có khoảng 400,000 người Việt xuất ngoại để điều trị bệnh, tương ứng với 2 tỷ đô mỗi năm.

2. Xu hướng phát triển của ngành chăm sóc sức khỏe

+ Sự xuất hiện của các phần mềm y tế

Y tế kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến. Đến giữa năm 2019, toàn bộ 14 bệnh viện công đã lắp đặt hồ sơ bệnh án điện tử. Trong mùa dịch COVID-19 vừa qua, ứng dụng Bluezone giúp theo dấu người bệnh qua bluetooth do chính phủ ban hành, đã nhận được 21 triệu lượt tải về chỉ sau 4 tháng ra mắt. Nền tảng khám chữa bệnh từ xa cũng gia tăng nhanh chóng do người dân lo lắng bị lây nhiễm trong thời gian cách ly xã hội.

Cơ hội phát triển cho ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam
Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang đối mặt với những tiềm năng và thách thức

+ Sự bùng nổ nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Sự nới lỏng về quy định đầu tư nước ngoài đã thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Một số hợp đồng đầu tư đáng chú ý như Tập Đoàn Y Khoa Tâm Trí nhận 25 triệu đô từ quỹ đầu tư VinaCapital. Tập đoàn Taisho của Nhật Bản sáp nhập với Công ty Dược Hậu Giang với giá 150 triệu đô. Vào tháng 8/2020, VinaCapital đã đầu tư 26.7 triệu đô vào Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc.

+ Nhu cầu gia tăng ở các bệnh viện tư nhân

Số giường bệnh viện tư nhân dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng chưa đầy 10 năm, từ 2011 – 2020. Thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân phát triển đã thu hút các tập đoàn tham gia vào thị trường. Ví dụ như tập đoàn FLC đã đầu tư 160 triệu đô xây dựng Bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Bình. Những bệnh viện tư nhân khác của các tập đoàn lớn trong nước như Vinmec, Hoàn Mỹ, An Sinh, Thu Cúc…

Khi dân số Việt Nam ngày càng giàu có, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tư nhân được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

+ Sự gia tăng của các bệnh mãn tính, không lây nhiễm

Do thay đổi lối sống và các yếu tố kinh tế – xã hội khác, ngày nay nhiều người Việt được chẩn đoán mắc các bệnh mãn tính và không lây nhiễm hơn trước. Những căn bệnh này chiếm hơn 70% tổng số ca tử vong vào năm 2016, tăng từ 66% so với 6 năm trước. Các bệnh mãn tính không lây làm gia tăng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe dự phòng.

3. Thị phần ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Thị phần ngành chăm sóc sức khỏe hiện đang được chia đều giữa khu vực tư nhân và nhà nước (xét về chi tiêu). Chi tiêu cho các cơ sở tư nhân chiếm 50.5% trên tổng số chi tiêu cho y tế. Dù cơ sở tư nhân chỉ chiếm 6% tổng số giường bệnh.

Hệ thống bệnh viện công ở Việt Nam được chia thành 4 cấp. Bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh, huyện và các loại hình bệnh viện công khác. Tình trạng quá tải bệnh viện công chủ yếu xảy ra ở các bệnh viện tuyến trung ương. Nguyên nhân là do người bệnh không tin tưởng vào bệnh viện tuyến tỉnh/ huyện.

Theo thống kê, Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ/ 10,000 dân. Chỉ số này thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng như Singapore và Malaysia với lần lượt là 23 và 15 bác sĩ/ 10,000 dân. Ngoài ra, các bác sĩ và y tá được bố trí không cân đối ở các khu vực thành thị. Điều này làm cho tình hình bệnh viện tuyến trung ương trở nên trầm trọng hơn.

Cơ hội phát triển cho ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam
Ứng dụng trong ngành – app khám bệnh từ xa SUNS MED

4. Áp dụng kỹ thuật số vào ngành chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của thị trường chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để cải thiện chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như cảm ứng từ xa và thiết bị đeo tay; thông tin y tế và y tế từ xa; công cụ điều chỉnh hành vi sức khỏe; sức khỏe và phương tiện truyền thông. Người dùng cuối cùng của nó là bệnh nhân, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người quản lý hệ thống y tế và dịch vụ dữ liệu.

II. Khách hàng của ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

1. Nhu cầu của người dùng

+ Thông tin

Việc thiếu thông tin ngành chăm sóc sức khỏe là điểm yếu lớn nhất của y tế Việt Nam. Do không có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy, bệnh nhân thường gặp khó khăn khi lựa chọn các phương pháp điều trị. Do đó, họ thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn truyền thống (như bạn bè, người thân và các bác sĩ/ y tá quen thuộc). Tuy nhiên, những nguồn thông tin này đôi khi đã lỗi thời dẫn đến việc đưa ra các quyết định không chính xác hoặc thậm chí có hại cho sức khỏe.

+ Cơ sở vật chất

Cả người trẻ và lớn tuổi đều thích cơ sở hạ tầng y tế hiện đại và chất lượng cao. Họ có xu hướng tránh những bệnh viện công quá đông. Ngoại trừ những bệnh hiểm nghèo hoặc vì lo lắng về tiền bạc. Khả năng thuận tiện và thoải mái được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bệnh viện cho người trẻ. Ngoài ra, những người lớn tuổi cũng đánh giá cao cơ sở hạ tầng hiện đại, sạch sẽ của các bệnh viện tư nhân.

+ Dịch vụ

Sự gia tăng của các bệnh mãn tính hay các vấn đề về sức khỏe tâm lý đã phát sinh nhu cầu về phương pháp điều trị riêng tư hơn. Từ đó tạo cơ hội phát triển cho hoạt động tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến với bác sĩ. Ngay cả đối với các bệnh nói chung khác, kỳ vọng của bệnh nhân về các dịch vụ chất lượng cao vẫn còn. Trên thực tế, dịch vụ là yếu tố quan trọng thứ ba, sau danh tiếng bệnh viện và chất lượng bác sĩ khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

+ Sử dụng thuốc

Tình trạng lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Nguyên nhân là do thói quen tự mua thuốc mà không cần kê đơn của bác sĩ. Các dược sĩ thường chẩn đoán, kê đơn và cấp phát thuốc cho người tiêu dùng. Ba loại kháng sinh phổ biến hàng đầu ở Việt Nam là Amoxicillin, Cephalexin và Azithromycin. Nếu vấn đề này không được kiểm soát, bệnh nhân Việt Nam sẽ bị kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng.

Cơ hội phát triển cho ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam
Tình trạng kháng kháng sinh phổ biến tại Việt Nam

Xem thêm về 4 cách phòng chống tình trạng kháng thuốc.

+ Y tế dự phòng

Sự gia tăng của các bệnh mãn tính và đại dịch gần đây (SARS, Covid-19) cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc sức khỏe dự phòng mạnh mẽ. Tuy nhiên, y tế dự phòng vẫn còn chưa phát triển ở Việt Nam. Thiếu đào tạo về chăm sóc sức khỏe dự phòng chuyên nghiệp đã tạo ra một điểm nghẽn lớn về nguồn nhân lực. Chúng ta cần hệ thống chăm sóc sức khỏe dự phòng toàn diện và cập nhật thường xuyên.

2. Hành vi người tiêu dùng

Bệnh nhân Việt Nam hiện nay đã cởi mở hơn khi lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mọi người chuyển sang sử dụng các sản phẩm dựa trên ứng dụng trực tuyến, tiện lợi và gần nhà. Điều này đang được đẩy nhanh hơn nữa bởi đại dịch COVID-19. Xu hướng này tạo ra cơ hội cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số.

Ngày nay, nhận thức về chăm sóc sức khỏe dự phòng đã tăng lên đáng kể. Người Việt nhận ra phòng chống bệnh mãn tính từ sớm hiệu quả hơn chữa trị bằng các phương thuốc gia truyền. Người tiêu dùng đã có quan điểm tích cực hơn khi đề cập đến các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Thiếu tin tưởng vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số cũng là một thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành. Bệnh nhân, nhất là người lớn tuổi, vẫn lo lắng về độ chính xác của y tế kỹ thuật số. Ngoài ra, người bệnh còn lo lắng về tính bảo mật thông tin. Thông thường, thông tin về sức khỏe khá nhạy cảm. Bệnh nhân lo ngại bị thu thập thông tin bởi các nhà cung cấp dịch vụ hoặc bên thứ ba.

III. Lời kết

Ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội lẫn thách thức. Để theo kịp xu hướng 4.0, chúng ta cần cập nhật về thị trường và công nghệ liên tục. Hy vọng bài phân tích về ngành chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số này sẽ giúp ích cho bạn.

Nguồn: www.med247.vn

———————————————
Hotline: 086.6440.869
Email: sales@suns.com.vn
Website: suns.com.vn
Youtube: https://bit.ly/2VOuIis
Địa chỉ: 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin