Hiến máu tình nguyện
Hiến máu tình nguyện không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp có thể giúp cứu sống nhiều sinh mạng, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người hiến máu. Vậy những lợi ích và tác dụng phụ mà việc hiến máu tình nguyện mang lại là gì, hãy cùng tìm hiểu với SUNS nhé.

Hiến máu tình nguyện và những điều cần lưu ý

Máu, món quà quý giá mà cuộc sống đã mang lại cho chúng ta. Mỗi một giọt máu cho đi, một cuộc đời sẽ ở lại. Tuy vậy, việc hiến máu tình nguyện không chỉ giúp đỡ người nhận mà người hiến cũng nhận được vô số những lợi ích. Một trong số đó là bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nhóm máu hoàn toàn miễn phí. Từ đó, bạn sẽ có những phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Dưới đây là tổng hợp những lợi ích của việc hiến máu mà SUNS muốn tổng hợp đến bạn.

Lợi ích của việc hiến máu tình nguyện

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Thời gian hiến máu giữa 2 lần cần cách nhau 12 tuần. Mức độ này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người. Khi hiến máu thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng sắt trong máu. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Hiến máu tình nguyện giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

2. Giảm nguy cơ thừa sắt

Một điều cần lưu ý, sắt là yếu tố cần thiết giúp tim hoạt động tốt. Thiếu sắt sẽ làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch. Nhưng khi thừa chất sắt, việc mất cân bằng oxy hóa sẽ diễn ra nhiều hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra lão hóa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương gan. Vì vậy, việc hiến máu tình nguyện sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng sắt trong cơ thể.

Hiến máu giảm nguy cơ thừa sắt

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Như đã đề cập ở trên, việc thừa chất sắt có thể gây ra nhiều bệnh. Nhưng quan trọng nhất, thừa sắt có thể dẫn đến ung thư. Theo đó, trong khẩu phần ăn của bạn nếu có quá nhiều chất sắt sẽ tạo khối u trong gan, phổi, mô, ruột kết tràng… Thậm chí, quá tải sắt sẽ dẫn đến nhiễm sắc tố sắt mô. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Có nhiều người lo sợ, việc hiến máu sẽ khiến cơ thể yếu đi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hề chính xác. Khi bạn hiến máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không những giúp cứu sống người khác mà còn có lợi cho sức khỏe. Thực tế, hiến máu có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu hoặc quá nhiều sắt (nhất là người có máu quá đặc). Hiến máu tình nguyện giúp giảm lượng sắt trong cơ thể. Qua đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Xem thêm bài viết về Bác sĩ gia đình – xu hướng khám chữa bệnh thời đại 4.0

Hiến máu tình nguyện giảm nguy cơ ung thư

4. Kích thích sản sinh tế bào máu mới

Hiến máu tình nguyện sẽ kích thích các cơ quan sản sinh ra tế bào máu mới. Đồng thời, quá trình tạo máu mới sẽ hoạt động nhanh hơn gấp 8 – 10 lần để bù cho những tế bào đã bị lấy đi. Sau khi hiến máu, cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng được cân bằng. Sau 3 – 4 tuần, các thành phần trong máu sẽ được phục hồi lại gần như bình thường. Điều này cũng giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện.

5. Điều hòa huyết áp

Ngoài ra, khi bạn hiến máu, lượng máu trong cơ thể sẽ được cân bằng. Từ đó, huyết áp sẽ được điều hòa. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cũng giảm đi đáng kể.

Hiến máu tình nguyện giúp điều hòa huyết áp

6. Kiểm soát cân nặng

Trên thực tế, mỗi lần hiến máu sẽ tiêu tốn khoảng 650 Kcal (với những người hiến 250ml hoặc 350ml máu). Khi hiến máu thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý thời gian giữa 2 lần hiến máu không nên quá gần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiến máu giúp kiểm soát cân nặng

Lưu ý khi hiến máu tình nguyện

Tác dụng phụ của việc hiến máu

Sau khi hiến máu 2 – 3 ngày, chỉ số máu sẽ thay đổi chút ít. Vì vậy, bạn nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh tham gia các hoạt động nặng. Đặc biệt, hạn chế tối đa những công việc sử dụng thể lực nhiều hoặc những trò chơi đối kháng tốn nhiều sức lực.

Trong một số trường hợp, ngay sau khi hiến máu bạn sẽ thấy lo lắng, mệt mỏi, buồn nôn hoặc váng đầu. Nhưng hãy bình tĩnh, vì đây chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Đây chính là biểu hiện của quá trình hồi phục và tái tạo máu của cơ thể. Trong trường hợp các triệu chứng này kéo dài, tốt nhất là bạn hãy uống một cốc trà đường và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhé.

Cần chuẩn bị gì khi đi hiến máu tình nguyện?

Trước khi hiến máu

Trước đêm hiến máu tình nguyện, bạn cần ngủ đủ ít nhất 6 tiếng. Ngoài ra, bạn nên ăn nhẹ và uống khoảng 300 – 500ml nước trước khi hiến máu.

Một số trường hợp không nên hiến máu như:

– Đang có các triệu chứng khó chịu, đang bệnh hoặc đang dùng thuốc trị bệnh.
– Chữa răng, châm cứu, xăm mình hoặc tiêm ngừa các loại vắc xin phòng bệnh dưới 6 tháng.
– Phụ nữ đang trong thời gian hành kinh hoặc vừa hết kinh dưới 7 ngày.

Sau khi hiến máu

Bạn cần lưu ý sau khi hiến máu, nên thực hiện những điều sau:

– Ăn đủ chất và bữa, uống nhiều nước sau 24 giờ hiến máu.
– Nằm hoặc ngồi nghỉ tại chỗ ngay sau khi hiến máu. Tránh đứng dậy đột ngột gây hoa mắt, váng đầu.
– Đè chặt miếng bông gòn nơi kim chích khoảng 10 phút. Giữ băng keo cá nhân trong 4 – 6 tiếng.
– Chườm khăn lạnh và nước đá nếu chỗ chích bị sưng hoặc bầm tím.
– Không lái xe đi xa, khuân vác, làm việc nặng hoặc tập thể dục quá sức trong ngày lấy máu.
– Nằm nghỉ trong tư thế: đầu thấp, chân kê cao nếu có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, mệt.

“Sẻ giọt máu đào – Trao đời sự sống”. Hiến máu tình nguyện không chỉ giúp ích cho đời mà còn có lợi cho sức khỏe bản thân. Cùng SUNS đem đến những điều ý nghĩa cho cuộc sống, bạn nhé!

Tổng hợp: www.vov.vn; www.baodanang.vn; Trung tâm Hiến máu Nhân đạo TP.HCM

____________________________

SUNS – giải pháp công nghệ dành cho các cơ sở y tế. Đăng ký dùng thử phần mềm SUNS HIS miễn phí ngay hôm nay!

Hotline: 086.6440.869
Email: sales@suns.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/sunsofts
Youtube: https://bit.ly/2VOuIis
Địa chỉ: 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin