Giữa hàng loạt phòng khám trên thị trường hiện nay, nhà quản lý y tế cần có một kỹ năng quản lý đúng, hiệu quả là rất quan trọng để giúp phòng khám phát triển, gia tăng doanh thu.

Vậy nhà quản lý y tế có những vấn đề nào, cần lưu ý những gì?

 

Bài viết sau đây của SUNS sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết.

Những khó khăn thường gặp khi quản lý phòng khám

Quản lý là vấn đề rất rộng, đòi hỏi nhà quản lý y tế cần có nhiều kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để bao quát toàn bộ. Có một số khó khăn trong quản lý phòng khám mà ai cũng sẽ gặp phải là:

 

Các thành viên không thực hiện đúng nhiệm vụ: Mỗi nhân viên của phòng khám đều có nhiệm vụ riêng của mình nhưng không phải ai cũng tuân thủ và hoàn thành đúng trách nhiệm. Tình trạng lạm quyền, trốn tránh trách nhiệm,… thường xuyên xảy ra trong phòng khám và nếu người quản lý không có kinh nghiệm thì sẽ khiến chất lượng công việc giảm sút, gây ra nhiều hậu quả.

 

Quản lý vật tư y tế: Các trang thiết bị, dụng cụ trong phòng khám sẽ cần được chuẩn bị sẵn để tránh quá trình điều trị bị ngắt quãng, tốn thời gian và không đảm bảo hiệu quả. 

 

Quản lý khách hàng: Nhu cầu khám chữa bệnh luôn tăng mỗi ngày. Nên việc đi khám bệnh cũng nhiều hơn và quản lý khách hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cho nhân viên. Vậy nên nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn để phát triển khách hàng, phòng khám.

 

Những yếu tố nhà quản lý y tế cần quan tâm khi quản lý phòng khám

Quản lý phòng khám có rất nhiều vấn đề cần quan tâm như: Nhân sự, tài chính, chất lượng, dịch vụ,…. Để quản lý tất cả và đảm bảo mọi thứ đều tốt là điều không phải dễ và đòi hỏi người quản lý phải có năng lực, kỹ năng lãnh đạo tốt. 

Nhà quản lý y tế

Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến cách quản lý, kinh doanh phòng khám mà bạn có thể quan tâm.

 

1. Quản lý nhân sự

Đặc trưng của ngành y tế, sức khỏe là rất dễ bị “chảy máu chất xám”. Các y bác sĩ, điều dưỡng thường làm một thời gian rồi sẽ bị đối thủ “cướp” mất hoặc tự mở phòng khám riêng. Đây là điều hết sức bình thường. Vậy nên, thu hút và giữ chân y bác sĩ, nhân viên, sắp xếp công việc hợp lý và có chế độ đãi ngộ tốt là điều mà quản lý cần quan tâm. Khi quản lý nhân sự phòng khám, bạn cần chú ý.

 

2. Luôn học hỏi

Nếu người quản lý có đủ khả năng để dẫn dắt đội nhóm thì nhân sự sẽ tin tưởng và gắn bó lâu hơn. Để làm được điều này, trước hết lãnh đạo phải không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng. Có như vậy thì mới có tư duy để vạch ra những định hướng phù hợp để phát triển nhân sự, phát triển phòng khám.

 

3. Đào tạo nhân sự trẻ

Với những nhân sự trẻ và làm việc, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì chủ phòng khám nên chú ý đào tạo. Cần hướng dẫn nhân viên sự chuyên nghiệp, thiện chí, thân thiện và tôn trọng khách hàng. Từ đó, họ có những ấn tượng tốt và sẽ giới thiệu phòng khám đến bạn bè, người thân.

 

Nếu nhân viên thiếu chuyên nghiệp, có thái độ không tốt, trao đổi không rõ ràng. Khách hàng sẽ không yên tâm, không quay lại khám bệnh, thậm chí còn đánh giá không tốt.

 

4. Quản lý nhân sự có kinh nghiệm

Nhân sự là yếu tố quan trọng như khách hàng cũng quan trọng không kém. Để tránh bị rò rỉ thông tin và bảo mật tuyệt đối thông tin bệnh nhân. Bạn nên lưu trữ hồ sơ trên phần mềm và phân quyền chặt chẽ. Kể cả với nhân sự lâu năm.

 

Sự rõ ràng và công bằng sẽ tạo văn hóa làm việc văn minh và thúc đẩy nhân sự cố gắng hơn, cống hiến nhiều hơn. Một chế độ đãi ngộ tốt, lương thưởng hợp lý sẽ giúp nhân sự gắn bó lâu hơn.

 

5. Kiểm soát nhân sự

Nhà lãnh đạo cần giao đúng người, đúng việc và biết cách kiểm soát, kiểm tra công việc của nhân viên. Kiểm soát tốt công việc của nhân viên phòng khám sẽ giúp họ làm đúng trách nhiệm vụ, tránh vượt quyền. Bạn có thể theo dõi thông qua báo cáo, sử dụng các phần mềm quản lý.

 

6. Đồng nhất quan điểm giữa đồng nghiệp

Giữa bác sĩ, phụ tá nên có sự thống nhất trong việc lựa chọn liệu trình, phương pháp điều trị. Tất cả đều phải được đào tạo và hiểu rõ những thông tin cơ bản để cung cấp cho người bệnh. Điều này sẽ giúp chuẩn hóa trải nghiệm của bệnh nhân từ lúc họ yêu cầu điều trị đến khi khám chữa, chăm sóc,…

 

Để tránh tình trạng nhân viên trốn tránh trách nhiệm, vượt quyền, đùn đẩy công việc khiến chất lượng khám chữa phòng khám suy giảm. Nhà quản lý nên có những kỹ năng để quản lý nhân viên phù hợp, phòng khám hoạt động tốt hơn.

 

7. Quản lý khách hàng

Bạn cần quản lý tốt bệnh nhân của mình. Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, kể cả y tế, sức khỏe. Nếu không có hình thức quản lý bệnh nhân hiệu quả thì khả năng mất khách sẽ cao, doanh thu bị suy giảm.

 

Bệnh nhân chính là những người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám. Họ sẽ có đánh giá khách quan nhất về dịch vụ. Các thành viên của phòng khám nên quan tâm, hỏi thăm bệnh nhân về độ hài lòng. Chất lượng dịch vụ để có phương án cải thiện tốt hơn.

 

Hiện nay, các mạng xã hội phát triển rất nhanh, phòng khám của bạn cũng nên xuất hiện trên Facebook, Zalo, Instagram,… và thường xuyên tương tác với người bệnh để tăng sự gần gũi, tin tưởng.

 

8. Có người đồng hành cùng bác sĩ

Đa phần quản lý phòng khám thường là những bác sĩ giỏi, trưởng khoa, họ giỏi về chuyên môn. Nhưng không có kinh nghiệm kinh doanh. Hay quản lý hay tiếp thị. Vậy nên phòng khám cần có ít nhất một người có kinh nghiệm quản trị, có kiến thức về luật liên quan đến kinh doanh. Để mọi hoạt động tại phòng khám diễn ra suôn sẻ hơn.

 

Mặt khác, khi đã có người quản lý phòng khám, bác sĩ, chủ phòng khám sẽ có nhiều thời gian. Để tập trung làm việc đúng chuyên môn của mình.

 

9. Có kế hoạch marketing hoàn hảo

Trong cuộc sống hiện đại, việc người bệnh có lựa chọn dịch vụ tại phòng khám của bạn hay không? Phụ thuộc nhiều vào các chiến dịch truyền thông, tiếp thị mà bạn thực hiện. Chiến lược marketing tốt không chỉ giúp xây dựng thương hiệu. Mà còn thúc đẩy tăng doanh số cho phòng khám, thu hút nhiều khách hàng.

 

Sử dụng phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý phòng khám được rất nhiều người sử dụng vì nó có thể nắm bắt, báo cáo thông tin của phòng khám nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến nhiều lợi ích khác như:

 

Dễ dàng quản lý bệnh nhân: Toàn bộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng sức khỏe,… sẽ được lưu trữ trên hệ thống quản lý và bạn có thể dễ dàng theo dõi.

 

Bảo mật dữ liệu: Các thông tin liên quan đến người bệnh rất nhạy cảm, phần mềm sẽ lưu trữ dữ liệu an toàn, không gây ra tình trạng bị mất, bị đánh cắp.

 

Dễ dàng phối hợp các phòng khoa: Phần mềm có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong một hệ thống và cho phép các bác sĩ từ các khoa khác nhau phối hợp để có thể đánh giá tình trạng bệnh nhân.

 

Quản lý tài chính: Các vấn đề như khoản nợ, khoản thu chi hoặc những vấn đề liên quan đến tài chính phát sinh sẽ được tìm thấy thông qua phần mềm.

 

Lưu trữ thông tin lớn: Trước đây việc lưu trữ dữ liệu bằng giấy gây nhiều khó khăn trong việc quản lý dữ liệu và dễ bị hư hại, phá hủy. Phần mềm cho phép lưu trữ lượng thông tin lớn và bảo mật chặt chẽ. Nhằm giúp dữ liệu không bị mất đi hoặc không bị đánh cắp.

 

Chất lượng công việc nâng cao: Với việc cập nhật thông tin nhanh, đơn giản, nhân viên sẽ tiết kiệm được thời gian, hiệu quả công việc cũng tăng lên và có thể tiết kiệm được chi phí dành cho nhân sự.

 

Quản lý phòng khám là vấn đề quan trọng để phòng khám có thể vận hành trơn tru. Nhanh chóng tạo ra doanh thu. Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn rộng và có cách quản lý đúng đắn. Giúp phòng khám cũng như nhân sự phát triển bền vững.

———————————————
Hotline: 086.6440.869
Email: sales@suns.com.vn
Website: suns.com.vn
Youtube: https://bit.ly/2VOuIis
Địa chỉ: 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin