Bảng mã hóa bệnh tật, tử vong ICD-10

Bạn có bao giờ thắc mắc làm cách nào để tất cả các bác sĩ trên thế giới có thể hiểu về những loại bệnh khác nhau dù không cùng ngôn ngữ? Câu trả lời chính là sử dụng bảng mã hóa bệnh tật, tử vong theo ICD-10.

Tìm hiểu về bảng mã hóa bệnh tật, tử vong theo ICD-10

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ICD (The International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems) – Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên quan là cơ sở cho thống kê y tế. Nó được xem như bản đồ tình trạng của con người từ khi sinh ra cho đến lúc mất. Mọi chấn thương, bệnh tật hoặc thậm chí là bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cái chết đều sẽ được mã hóa!

Trên thế giới hiện đã phát hành bảng mã hóa ICD-11 từ năm 2018. Sau khi chứng thực, tất cả các quốc gia thành viên của WHO sẽ bắt đầu báo cáo bằng ICD-11 vào ngày 1/1/2022.

1. Tổng quan về ICD

Mục đích và cách sử dụng ICD

ICD là nền tảng dùng để xác định xu hướng và các số liệu về bệnh tật trên toàn thế giới. Đây được xem là tiêu chuẩn dùng để phân loại các chẩn đoán bệnh khi khám lâm sàng lẫn trong nghiên cứu. Mục đích của ICD là để:

– Hỗ trợ nhân viên y tế dễ dàng lưu trữ, truy xuất và phân tích thông tin sức khỏe để ra quyết định dựa trên những bài báo cáo, thông tin y khoa có sẵn.
– Chia sẻ và so sánh thông tin y tế giữa các bệnh viện, khu vực, cơ sở và quốc gia khác nhau.
– So sánh dữ liệu ở cùng một vị trí trong các khoảng thời gian khác nhau.

Nhờ ICD, việc theo dõi bệnh tật, thương tích, dịch bệnh trong các khu vực sẽ dễ dàng hơn. Qua đó, những nhà quản lý y tế và chính phủ các nước sẽ có những biện pháp ngăn chặn, thông báo đến người dân về tình hình dịch bệnh đang hoặc sắp diễn ra.

Bảng mã hóa bệnh tật, tử vong ICD-10

Lịch sử của ICD

Lần đầu được ra mắt vào năm 1893 với tên gọi “Danh sách quốc tế về nguyên nhân tử vong”.
Năm 1948, WHO được thành lập và đã xuất bản ấn phẩm thứ 6, ICD-6. Đây là lần đầu tiên ICD được kết hợp với tên những loại bệnh phổ biến lúc bấy giờ.
Năm 1967, WHO chính thức cho phép các quốc gia thành viên sử dụng bản sửa đổi ICD mới nhất để thống kê tỷ lệ tử vong và bệnh tật. Sau đó, ICD liên tục được cập nhật và sửa đổi.
Mục đích là để phản ánh những tiến bộ trong y tế và khoa học y tế theo thời gian.
Tháng 5/1990, Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 33 đã chứng thực ICD-10. Nó đã được trích dẫn trong hơn 20.000 bài báo khoa học và sử dụng tại hơn 100 quốc gia.
ICD-11 đã được phát hành vào ngày 18/6/2018. ICD-11 cho phép các quốc gia thành viên chuẩn bị triển khai bằng cách dịch sang nhiều ngôn ngữ. Sau khi chứng thực, các quốc gia sẽ bắt đầu báo cáo bằng ICD-11 vào ngày 1/1/2022.

Phiên bản ICD-11 khác với ICD-10 thế nào?

ICD-11 chứa khoảng 55.000 mã cho các bệnh tật và nguyên nhân tử vong thay vì 14.400 mã như ICD-10. Một số thay đổi nổi bật gồm:

– Các vấn đề về tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Từ đó, giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm những loại thuốc kháng sinh mới.
– Có chương mới về Y học cổ truyền.
– Tất cả các mục liên quan đến chuyển giới được xóa khỏi chương về Rối loạn tâm trí và hành vi. Qua đó, WHO chính thức tuyên bố người chuyển giới hoặc đa dạng giới không mắc các bệnh về rối loạn tâm trí.
– ICD-11 thu thập dữ liệu về chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
– Thuật ngữ Rối loạn chơi game được thêm vào chương về rối loạn gây nghiện. Thực tế, chỉ có một số ít người chơi game có thể mắc rối loạn. Nhưng các quốc gia cần tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa và điều trị.
– ICD-11 liên kết với các dược phẩm không độc quyền của WHO. Chúng có thể sử dụng để đăng ký chữa ung thư.
– Các cấu trúc mã hóa và công cụ điện tử trở nên đơn giản hơn.
– ICD-11 được sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ. WHO cũng sẽ hỗ trợ các quốc gia triển khai ICD-11 mới.

2. ICD-10 sử dụng tại Việt Nam như thế nào?

Dù ICD là tiêu chuẩn phân loại chẩn đoán quốc tế cho lĩnh vực dịch tễ học nói chung và nhiều mục đích quản lý y tế khác. Nhưng không phải tất cả các trường hợp đến cơ sở y tế đều có thể phân loại theo ICD. Do đó, ICD đã đưa ra nhiều đặc điểm để thay thế các chẩn đoán như:

– Dấu hiệu
– Triệu chứng
– Phát hiện bất thường
– Bệnh tật
– Hoàn cảnh xã hội

Vì vậy, ICD có thể được sử dụng để phân loại các dạng thông tin khác nhau như: chẩn đoán, lý do nhập viện, điều kiện điều trị… Những nội dung trên được thấy ở các cuộc thống kê, các thông tin về tình trạng sức khỏe khác.

Một số bệnh tật được đề cập trong bảng ICD-10 như bệnh về hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn… Bạn có thể tra cứu thêm về danh mục ICD-10 tại đây.

3. Phần mềm quản lý y tế SUNS HIS ứng dụng ICD-10 thế nào?

Phần mềm quản lý phòng mạch tư SUNS HIS

SUNS HIS là phần mềm quản lý tổng thể dùng cho phòng khám, bệnh viện, phòng mạch tư, spa… Ưu điểm vượt trội của SUNS HIS là sử dụng những từ ngữ chuyên ngành về y khoa. Qua đó, giúp phần mềm trở nên thân thiện hơn với đội ngũ nhân viên y tế. Ngoài ra, SUNS HIS còn gợi ý chỉ định nhanh các bệnh trong bảng mã hóa ICD-10. Qua đó, giúp bác sĩ rút ngắn thời gian trong khâu khám chữa bệnh.

Xem thêm lý do vì sao mọi phòng khám nên đầu tư một phần mềm quản lý, dù chỉ là phòng mạch tư.
Liên hệ dùng thử SUNS HIS hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay.

Tổng hợp: www.who.int, www.kcb.vn, www.yhocbandia.vn

———————————————
Hotline: 086.6440.869
Email: sales@suns.com.vn
Website: www.suns.com.vn
Youtube: https://bit.ly/2VOuIis
Địa chỉ: 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin