he thong quan ly xet nghiem

Cuộc đua công nghệ y tế đang nóng lên, khi doanh nghiệp nội, ngoại đang đẩy mạnh các kế hoạch phát triển nhằm giành lợi thế trên hành trình chuyển đổi số của thị trường nhiều tiềm năng này.

Tăng tốc cuộc đua chuyển đổi số ngành y tế

Chuyển đổi số ngành y tế

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã đưa ngành y tế vào một cuộc chuyển mình lớn mang tên chuyển đổi số. Với điều kiện là một nước đang phát triển, Việt Nam là một trong số những quốc gia đang cho thấy tốc độ “chuyển đổi số y tế” đáng kinh ngạc.

 

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại, tạo sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế, từ quản trị, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chuyển đổi số y tế SUNS

Thực trạng chuyển đổi số ngành y tế

Thời gian qua, ngành y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá ứng dụng công nghệ thông tin trong các bệnh viện. Như 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Nhiều cơ sở đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy. Triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.

 

Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Đến nay, đã có 99,5% cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thực trạng chuyển đổi số ngành y tế

Một thành tựu nữa của ngành Y tế khi thực hiện chuyển đổi số là xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế. 

 

Nhiều cơ sở y tế cũng triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng rô-bốt trong y tế. Thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện.

 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp như hiện nay, chuyển đổi số trong ngành Y tế càng trở nên cấp thiết.

Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế

Tầm nhìn tới năm 2030 mà ngành Y tế đặt ra là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ, hình thành nền y tế thông minh. Với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Mục tiêu đến năm 2025

Về phát triển Chính phủ số trong y tế:

–  Duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động

– 90% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)

– 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê trong lĩnh vực y tế  phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia

– 80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được  kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại

– Duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo…được công khai trên cổng

 

Về phát triển xã hội số trong y tế:

– 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt

– 100 % các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

– 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến

– 100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam

 

Về chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

– 100% người dân được định danh y tế

– 100% cán bộ y tế (Bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế) được định danh

– 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

– 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế

 

Về chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh: 15% (khoảng 210) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đối số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

Tầm nhìn chuyển đổi số y tế

Mục tiêu đến năm 2030

Tiếp tục duy trì bền vững các mục tiêu đã đạt được đến năm 2025 và phấn đấu đạt các mục tiêu như sau:

 

Về mục tiêu phát triển Chính phủ số trong y tế:

–  100 % dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động

– 100% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 90% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)

– 100% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại

 

Duy trì phát triển xã hội số trong y tế theo các chỉ tiêu đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025.

Duy trì các chỉ tiêu trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025; 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

 

Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh: 50% (khoảng 700) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đối số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

Kết luận 

Có thể khẳng định, chuyển đổi số trong ngành Y tế thời gian qua đã đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ sở y tế và người dân, người bệnh. Tuy vậy, thực tế công tác này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, khiến cho kết quả, hiệu quả nhiều hoạt động chưa đạt kỳ vọng.

 

Thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có các giải pháp cụ thể nào để tăng hiệu quả chuyển đổi số, nâng hiệu quả công tác khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến?

 

Những vướng mắc chính sách nào cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số để việc khám chữa bệnh của người dân được nhanh gọn, thuận lợi, rút ngắn thời gian và cả chi phí? Hay nói ngắn gọn, làm gì để người dân hưởng lợi từ chuyển đổi số ngành Y tế?

 

Theo Bộ Y tế – Cục công nghệ thông tin

—————————————————-

SUNS cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý chuyên sâu về lĩnh vực Y tế – Giúp cơ sở y tế chuyển đổi số toàn diện 

 

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ : 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Facebook: https://www.facebook.com/sunssoftwareJSC
Email liên hệ : sales@suns.com.vn
Hotline: 086 6440 869

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin