Thành công của chuyển đổi y tế số ở Đài Loan

Chuyển đổi y tế số là nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện nay. Có thể bạn chưa biết, “người quyết định” doanh nghiệp chuyển đổi số không phải là Tổng giám đốc điều hành, cũng chẳng phải giám đốc công nghệ. Trớ trêu thay, “người ấy” lại chính là COVID-19, loại virus đang hoành hành khắp thế giới hiện nay. Trong năm 2020, Việt Nam đã đạt được những điểm sáng trong chuyển đổi số y tế quốc gia. Tuy vậy, vẫn có một quốc gia rất thành công trong việc chuyển đổi ngành y tế.

 

Đài Loan, một trong những quốc gia rất thành công trong chuyển đổi số. Vậy đất nước này đã chuyển đổi ngành y tế như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Thành công của chuyển đổi y tế số tại Đài Loan

Để đạt được những thành công qua trong chuyển đổi y tế số, người Đài Loan đã phải áp dụng đồng thời nhiều chính sách.

1. Chuyển đổi y tế số tại Đài Loan theo mô hình kinh doanh mới

Tại Đài Loan, họ đã áp dụng chuyển đổi ngành y tế theo mô hình kinh doanh MaRS. Mô hình này nhằm nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng trong ngành y tế. Từ đó, tạo ra xu hướng kỹ thuật số trong y khoa.

1.1 Từ chăm sóc phản ứng đến chăm sóc chủ động và tiên đoán

a. Chăm sóc phản ứng đến chăm sóc chủ động

Theo truyền thống, chăm sóc sức khỏe mang tính phản ứng. Nhân viên y tế thường đáp ứng nhu cầu của một cá nhân sau khi xuất hiện triệu chứng hoặc bệnh tật xảy ra. Trong khi chăm sóc chủ động phân tầng các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh dựa trên những thuật toán. Nhờ đó, có thể phòng ngừa và can thiệp trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Thành công của chuyển đổi y tế số ở Đài Loan

 

Cách tiếp cận này từ lâu đã được công nhận là quan trọng để duy trì sức khỏe người dân. Ngoài ra, còn bảo vệ nguồn lực của các hệ thống chăm sóc sức khỏe vì chúng chỉ đáp ứng cho những trường hợp cấp thiết.

b. Chăm sóc chủ động đến tiên đoán nhờ chuyển đổi y tế số

Sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến và thuật toán dữ liệu máy học tinh vi đang ngày càng phát triển. Nhờ đó đã mở đường cho việc phân tầng lẫn dự đoán rủi ro mắc bệnh và can thiệp sâu hơn vào nguồn gốc phát bệnh. Đây được gọi là chăm sóc dự đoán.

1.2 Thay đổi từ một mô hình phù hợp cho tất cả sang chăm sóc cá nhân

Từ lâu, ngành chăm sóc sức khỏe đã sử dụng cách tiếp cận phù hợp với tất cả mọi người. Cho dù bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì (bệnh tật, tình trạng hay tác dụng phụ). Tuy nhiên, một giải pháp duy nhất chỉ có thể hiệu quả với một số bệnh nhân, không phải với tất cả.

 

Nhưng khi chăm sóc cá nhân, cách điều trị sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân. Nhiều yếu tố có thể được kết hợp khi chăm sóc cá nhân như:

– Vấn đề sinh học của bệnh nhân (bộ gen hoặc proteome).
– Bối cảnh xã hội (khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc, dân tộc hoặc trình độ văn hóa).
– Các giá trị riêng (sở thích, kỳ vọng hoặc triết lý).

1.3 Chăm sóc sức khỏe tập trung vào thể chế sang chăm sóc sức khỏe phi tập trung

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe truyền thống được thiết kế xoay quanh nhà cung cấp dịch vụ như bệnh viện, phòng khám hoặc văn phòng bác sĩ. Chăm sóc sức khỏe phi tập trung liên quan đến việc chuyển dịch vụ chăm sóc ra khỏi các cơ sở y tế. Y tế kỹ thuật số cung cấp dịch vụ chăm sóc mới tại nhà, cộng đồng, trường học, nơi làm việc hay thậm chí là các cơ sở bán lẻ.

 

Thành công của chuyển đổi y tế số ở Đài Loan

1.4 Chuyển đổi y tế số giúp trao quyền cho bệnh nhân

Trong nhiều thế kỷ, mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân chủ yếu là “quan hệ cha con”. Bác sĩ nắm thông tin và dẫn dắt cuộc trò chuyện. Họ đưa ra quyết định và chỉ định các thủ tục cần thực hiện. Trong khi bệnh nhân hoàn toàn thụ động đối với sức khỏe của mình. Nhưng càng ngày bệnh nhân càng đòi hỏi tham gia nhiều hơn vào việc khám bệnh. Thậm chí là vai trò hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe của chính họ.

 

Với sự ra đời của internet, thiết bị đeo được, ứng dụng chăm sóc sức khỏe và các công nghệ khác, bệnh nhân ngày càng được trao quyền. Họ hiểu rõ về sức khỏe của mình, điều này dẫn đến phong trào hướng tới chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm.

1.5 Chăm sóc sức khỏe dựa trên giá trị

Trong khám chữa bệnh, các cơ sở y tế thường tính phí theo từng dịch vụ (như tư vấn, đơn thuốc, xét nghiệm, thực hiện thủ thuật…). Với mô hình truyền thống này, các cơ sở y tế thường cố gắng tối đa hóa số lượng dịch vụ của từng bệnh nhân và số lượng bệnh nhân.

 

Nhưng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên giá trị, các cơ sở y tế phải dựa trên kết quả. Ví dụ: nếu mục tiêu là giảm nguy cơ đau tim, chi phí khám sẽ được gắn với việc người bệnh có thể giảm huyết áp hoặc cải thiện khả năng kiểm soát mức đường huyết. Việc chuyển sang chăm sóc dựa trên giá trị khuyến khích đạt được các kết quả mong muốn. Qua đó đảm bảo các cơ sở y tế cố gắng đạt được kết quả tối uu cho bệnh nhân đồng thời giảm thiểu chi phí.

2. Chuyển đổi y tế số dựa trên Bảo hiểm y tế quốc gia

Tại Đài Loan, hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có 496 bệnh viện và hơn 20.000 phòng khám. Tất cả các bệnh viện và phòng khám phải gửi dữ liệu cho Cục quản lý Bảo hiểm y tế quốc gia (NHIA) mỗi ngày. NHIA xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu Bảo hiểm y tế quốc gia (NHIRD) dựa trên những dữ liệu này. NHIA sẽ công bố dữ liệu ngay sau khi xác định danh tính.

 

Hệ thống đám mây của Bảo hiểm y tế quốc gia (NHI) được phát triển dựa trên hệ thống đám mây NHI PharmaCloud trước đây (của ngành Dược). Tất cả dữ liệu được cập nhật mỗi ngày. Bác sĩ có thể đọc hồ sơ thuốc của bệnh nhân trong 3 tháng qua thông qua mạng riêng ảo của NHI. Chuyển đổi y tế số giúp cải thiện tính an toàn khi kê đơn và giảm trùng lặp thuốc. Trong tương lai, hệ thống NHI Medi-Cloud dự kiến sẽ bao gồm các hồ sơ như:

 

– Xét nghiệm và kiểm tra.
– Các hạng mục phẫu thuật và thuốc điều trị dị ứng.

Qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc và đem lại sự an toàn cho bệnh nhân.

3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong chuyển đổi y tế số

Trí tuệ nhân tạo trong y tế thời đại 4.0

3.1 Tại sao phải ứng dụng AI trong chuyển đổi y tế số

Tại Đài Loan, họ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế để:

– Giảm khối lượng công việc (thời gian lẫn chi phí).
– Giảm thiểu sai sót, nhờ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.
– Cung cấp trợ lý ảo cho bệnh nhân và những nhà cung cấp dịch vụ y tế.
– Cải thiện độ chính xác của các chẩn đoán qua hình ảnh và các thủ tục cần thiết.

3.2 Quy trình ứng dụng AI trong y tế

Quy trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi y tế số gồm 4 bước:

Bước 1: Chuyển đổi dữ liệu dựa trên dữ liệu lớn. Tổng hợp các dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc (như hình ảnh, video…).

Bước 2: Lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ ở các cơ sở dữ liệu và máy chủ.

Bước 3: Xử lý dữ liệu. Xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng các CPU/ GPU và thuật toán AI để phát hiện mẫu.

Bước 4: Đưa ra các thông tin chi tiết hữu ích. Thông qua việc ứng dụng AI, hệ thống đưa ra các tín hiệu dự đoán bệnh tật.

 

Xu hướng chuyển đổi y tế số

 

Lời kết

Có thể thấy, y tế ở Đài Loan đang dần trở thành một môn khoa học dữ liệu. Dữ liệu từ người dùng, phòng khám, các cơ sở xét nghiệm, cộng đồng… được tổng hợp từ các cá nhân, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu… Sau đó, dữ liệu được các máy học thu thập rồi đưa ra các dự đoán trong tương lai. Từ đó, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Theo Đại học Y khoa Đài Loan

 

———————————————
☎️ 086.6440.869
📩 sales@suns.com.vn
🎯 www.suns.com.vn
🇾 https://bit.ly/2VOuIis
📍 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM

Facebook Comments

Leave a Comment

Your email address will not be published.

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Gửi thông tin