Bẻ khóa phần mềm quản lý giúp các cơ sở y tế tiết kiệm chi phí ở khâu điều hành. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm miễn phí theo cách này, gây ra nhiều tác hại. Hãy cùng SUNS tìm hiểu về các tác hại của việc bẻ khóa phần mềm nhé.
Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia 2020 – Ehealth Vietnam Summit được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngày 29 – 30/12/2020 do Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế đồng chủ trì. Chương trình nhằm tổng kết ngành Y tế Việt Nam năm 2020. Trong năm qua, chúng ta đã đạt mục tiêu kép: chống dịch COVID-19 và giữ được tăng trưởng kinh tế.
Các công ty xây dựng mô hình hệ sinh thái ngày càng tăng trưởng và phát triển, trở thành xu thế tất yếu trong kinh doanh. Các startup y tế cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhưng lĩnh vực y tế có tính đặc thù nên khởi nghiệp hệ sinh thái y tế cũng có nhiều khác biệt.
Phần mềm quản lý đã trở nên khá phổ biến tại các cơ sở y tế hiện nay với những lợi ích lớn như: quản lý chặt chẽ hồ sơ bệnh án; tiết kiệm thời gian, chi phí, tiền bạc, nhân lực; mang lại cơ hội marketing… Có rất nhiều phòng khám nhận thấy tầm quan trọng của việc đổi mới, áp dụng công nghệ 4.0 vào quá trình quản lý nên đã đầu tư vào phần mềm phù hợp.
Marketing là công việc cần thiết với bất cứ doanh nghiệp nào. Nhưng với ngành y tế, việc marketing có phần hơi khác biệt. Vậy đâu là lý tại sao chúng ta cần marketing cho phòng khám? Hãy cùng SUNS tìm hiểu trong bài viết sau đây.
6 định hướng và 8 việc lớn cần làm ngay cho toàn ngành
Tại hội nghị Sơ kết công tác thông tin – truyền thông 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu nêu những định hướng và khát vọng cho toàn ngành.
I. 6 định hướng lớn của Bộ
1. Bưu chính trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. 2. Viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số. 4. An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng. 5. Công nghiệp ICT với sứ mệnh Made In Vietnam. 6. Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
II. 8 việc lớn cần làm ngay
1. Các đơn vị CNTT của bộ ngành và địa phương tham mưu các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này. 2. Các cục và trung tâm CNTT của các bộ ngành bổ sung thêm việc và đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ về việc này. 3. Các bộ ngành và địa phương đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021. 4. 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu. 5. 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ an toàn thông tin 4 lớp, ngay trong năm 2020 này. 6. Mỗi người có một điện thoại thông minh. 7. Mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao. 8. Quy hoạch báo chí hoàn thành tháng 9/2020.
SUNS cung cấp các giải pháp quản lý phòng khám, mang công nghệ 4.0 vào y tế giúp phòng khám của bạn giải quyết được những khó khăn và lo lắng phòng khám đang gặp phải.
___________________________ Liên hệ dùng thử miễn phí: http://bit.ly/2uwCkwc
Phần mềm quản lý phòng khám ung bướuđược tối ưu riêng từ SUNS HIS với những tính năng nổi bật giải quyết mọi quy trình khám chữa bệnh tại phòng khám.
– Nhận bệnh nhân đặt trước lịch khám bệnh từ Mobile. – Trả kết quả khám bệnh: CLS, thuốc … qua Mobile. – Quản lý thu chi. – Quản lý lịch sử hồ sơ bệnh nhân.. – Kết nối cận lâm sàng: Máy nội soi, siêu âm, xét nghiệm,… – Thống kê, báo cáo..
THÔNG TIN LIÊN HỆ #SUNS : Hotline: 086 6440 869 Email: sales@suns.com.vn Web: https://suns.com.vn Youtube: https://bit.ly/2VOuIis Địa chỉ: 56 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Các khái niệm công nghệ thông tin y tế HIS, RIS, PACS, LIS
Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS, PACS, LIS… được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả. Mục đích nhằm thống nhất trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các bệnh viện, phòng khám. Từ đó, phục vụ công tác quản lý, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây là một số khái niệm y tế đang phổ biến hiện nay.
Các hệ thống công nghệ thông tin phổ biến trong ngành y tế
HIS (Hospital Information System) – Hệ thống thông tin bệnh viện
Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết đến với tên gọi khác là “Hệ thống quản lý bệnh viện”, phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện. Các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân, lịch sử bệnh án, quản lý việc khám chữa bệnh nội và ngoại trú, dược, tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự… Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa trong quản lý điều hành tổng thể. HIS giúp phục vụ điều trị, phục vụ nghiên cứu và đào tạo, thống kê, dự báo, dự phòng… tại các Bệnh viện. Xem thêm các tính năng của Phần mềm quản lý phòng khámSUNS HIS.
RIS (Radiology Information System) – Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh
Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh là hệ thống phần mềm được triển khai tại Khoa chẩn đoán hình ảnh. RIS bao gồm các thành phần và có tổ chức gần giống với HIS nhưng ở quy mô nhỏ hơn với các chức năng: quản lý thông tin bệnh nhân, danh sách bệnh nhân đến chụp – chiếu tại khoa, số liệu chụp – chiếu và kết quả chẩn đoán… Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM được lấy từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…
PACS (Picture Archiving and Communication System) – Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh
PACS là hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh trong y khoa có nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng thông tin máy tính của Khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc của Bệnh viện. Trong đó, các hình ảnh được lấy từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân… với định dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOM được lưu trữ tại các Server và truyền đến các máy tính tại Khoa chẩn đoán hình ảnh và các Khoa trong Bệnh viện phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị.
LIS (Laboratory Information System) – Hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm
LIS là hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm được thiết kế giúp các phòng khám, bệnh viện quản lý hiệu quả các hoạt động xét nghiệm, có thể cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng khác như theo dõi tình hình hoạt động của phòng xét nghiệm từ xa, trả kết quả xét nghiệm qua LAN, Internet, Web, SMS, Email, App…
Kết nối hệ thống HIS, RIS, PACS, LIS vào phần mềm quản lý
Hiện nay, để tích hợp các hệ thống này với nhau nhằm đưa về báo cáo tổng hợp tối ưu cần phải đầu tư khá nhiều chi phí. Một số lưu ý chủ các Bệnh viện cần quan tâm như:
Nên đầu tư các phần mềm có giải pháp đồng bộ giúp hỗ trợ tối ưu.
Cần triển khai hệ thống quản lý tổng thể HIS trên nền tảng webđể tăng tính bảo mật.
Sử dụng các phần cứng, server phù hợp với phòng khám.
Xem thêm về giải pháp quản lý phòng khámđồng bộ 3 trong 1tại SUNS Software.
HƯỚNG DẪN ĐỒNG BỘ CỞ SỞ DỮ LIỆU TRÊN CỔNG DƯỢC QUỐC GIA
Phần mềm quản lý tổng thể y tế SUNS được Cục Quản lý Dược cho phép kết nối Cơ sở dữ liệu Dược Quốc Gia và nhận được giấy chứng nhận liên kết hệ thống thành công từ tháng 3/2019. Dưới đây là hướng dẫn đồng bộ cổng dược quốc gia từ phần mềm SUNS
BƯỚC 1: Cấu hình danh mục BƯỚC 2: Tạo và cập nhật đơn thuốc BƯỚC 3: Vào cổng liên thông dược chọn Liên thông hóa đơn GPP và chọn “Gửi đơn thuốc”. Sau khi gửi thành công thì đăng nhập vào links https://duocquocgia.com.vn.
Đăng nhập vào tài khoản Sở Y Tế cấp cho Phòng khám để kiểm tra dữ liệu.
Lợi ích của việc đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia giúp cho các cơ sở y tế:
– Tiết kiệm thời gian, báo cáo chính xác và hoàn toàn tự động lên hệ thống Dược Quốc Gia. – Hỗ trợ đầy đủ danh mục thuốc theo chuẩn của Bộ Y tế, giảm bớt thao tác nhập liệu cũng như quản lý chính xác các loại thuốc. – Dễ dàng và tránh sai sót khi nhập số lượng thuốc với gợi ý danh mục thuốc từ SUNS – Quản lý kho dược theo lô sản xuất, ngày hết hạn, thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, chọn từ nhiều kho,…
Với 3 bước đơn giản thực hiện trên phần mềm quản lý SUNS mang đến cho các cơ sở y tế giải pháp kết nối cơ sở dữ liệu dược quốc gia cùng với các lợi ích vượt trội, đáp ứng đầy đủ tính năng cần thiết theo chuẩn Bộ Y Tế.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy phần mềm chạy trên Webform hay Winformđều tốt, bảo mật cao, thân thiện với người dùng. Nhưng không biết nó có sự khác biệt lớn về chức năng và cách thức sử dụng. Vậy phần mềm trên Webform hay Winform, cái nào mới thực sự tốt?